Sự chuyển giao thời đại[1] Âm_nhạc_cổ_điển_thế_kỷ_20

Viên

Nếu như vào thế kỷ 18, Viên chính là thủ đô của âm nhạc thời kỳ Cổ điển, củng cố nó vững chắc và biến âm nhạc mang phong cách cổ điển trở thành đỉnh cao thì đến cuối thế kỷ 19-đầu thế kỷ 20, thành phố này trở thành nơi phôi thai cho những cái mới lạ trong nhạc cổ điển. Đó chính Trường phái Viên thứ hai mà đứng đầu là nhà soạn nhạc nổi tiếng Arnold Schoenberg. Schoenberg cho rằng điệu tính đang dần được khai thác hết và quyết định từ bỏ nó. Đó là thứ tự mà hòa âmhợp âm ăn khới với nhau. Từ bỏ nó là từ bỏ âm nhạc cần phải đẹp. Những người nổi tiếng nhất của trường phái Viên thứ hai là Schoenberg, Anton von WebernAlban Berg.

Những người theo phong cách cũ

Những người hoài nghi

Không phải cùng thời với Schoenberg, Webern và Berg cảm thấy thích thú với những gì mà họ đang làm ở Viên. Sergei Rachmaninov chính là một trong những người như thế. Ông tiếp tục phong cách lãng mạn của mình trong các sáng tác của mình cho đến tận thập niên 1940. Còn một số khác, như Jean Sibelius, thì lại phản ứng những đổi mới ở Viên bằng cách cảm thấy bị tụt lại phía sau và dừng lại. Sibelius đã không bố một trang nhạc mới nào trong 26 năm cuối đời, một điều hiếm có trong nhạc cổ điển.

Những người chấp nhận

Không phản ứng một cách không bất ngờ như kiểu Rachmaninov hay bất ngờ như kiểu Sibelius, một số nghĩ có thể hòa hợp phong cách đương thời với phong cách mới, bằng con mắt riêng của bản thân và vẫn có thể giữ khán giả nghe nhạc đương thời. Một trong những trường hợp thành công của cách phản ứng đó là Richard Strauss. Strauss đã bắt đầu thu nhận ý tưởng của Schoenberg, nhưng không quá rõ ràng. Tác phẩm của Richard Strauss vì thế mà có thể hơi khó nghe nhưng cũng không đến nỗi trừu tượng.